Những lưu ý trong kỹ thuật trồng khoai Tây vụ Đông
27/07/2020
Kỹ thuật chi tiết trồng củ riềng
27/07/2020

Tìm hiểu về bệnh virus khảm lá sắn gây bệnh

 

Theo Cục BVTV, virus khảm lá sắn là đối tượng dịch hại mới và lần đầu tiên xuất hiện gây hại ở nước ta. Tác nhân gây bệnh do virus – tên khoa học: Sri Lanka Cassava Mosaic Virus.

Triệu chứng bệnh virus khảm lá sắn

Môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng tên khoa học – Bemisia tabaci Genn. Triệu chứng bệnh trên lá, phiến lá khảm vàng loang lổ, khi nhiễm nặng lá xoăn, cong queo, nhăn nhúm. Giống sắn nhiễm nặng nhất hiện nay giống HLS11 (đây là giống chưa được công nhận), các giống khác: KM 419, KM 140 bị nhiễm nhẹ hơn. Bệnh gây thiệt hại rất lớn, khi cây còn nhỏ nhiễm bệnh sẽ không cho thu hoạch, khi cây lớn nhiễm bệnh năng suất, chất lượng đều giảm.

Thông tin mới nhất:

Diện tích nhiễm bệnh khảm lá sắn hiện nay ở tỉnh Tây Ninh là 1.581 ha, trong đó có 368 ha nhiễm nặng và 41 ha nhiễm rất năng. Ngày 28/7/2017, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành quyết định công bố dịch khảm lá cây sắn ở các huyện: Tân Châu, Tân Biên và Châu Thành, đồng thời ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh này trên phạm vi toàn tỉnh.

Đối với tỉnh BR-VT, diện tích trồng cây sắn hàng năm trung bình 8,5 ngàn ha và được trồng chù yếu vụ Hè Thu, hiện nay cây sắn đang giai đoạn sinh trưởng rất tốt. Tuy nhiên, theo Trung tâm Khuyến nông cho biết, giống sắn HLS11 đã được Trung tâm đưa về trồng mô hình ở tất cả các huyện trong tỉnh và có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh virus khảm lá.

Để quản lý tốt bệnh virus khảm lá sắn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã chỉ đạo các Trạm huyện, thành phố tăng cường công tác thăm đồng, điều tra tình hình dịch bệnh trên cây sắn, đặc biệt chú ý giống sắn HLS11. Trong trường hợp phát hiện triệu chứng bệnh, báo ngay về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để có biện pháp xử lý kịp thời không để bệnh lan truyền trên diện rộng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.