Những lưu ý khi chọn giống và chăm sóc vịt đẻ mới
23/07/2020
Nuôi vịt con và 4 giai đoạn người nuôi cần chú ý kỹ
23/07/2020

Mách bạn kỹ thuật nuôi vịt đẻ siêu trứng

Vịt siêu trứng là tên gọi của giống vịt được nuôi để chuyên lấy trứng. Kỹ thuật nuôi vịt đẻ siêu trứng liệu có khó hơn kỹ thuật nuôi vịt thịt? Bà con cần chú ý điều gì khi nuôi vịt siêu trứng? Từ việc chọn giống cho đến việc làm chuồng và kỹ thuật nuôi vịt đẻ siêu trứng, cùng Nông nghiệp mới tìm hiểu nhé!

1. Những giống vịt siêu trứng phổ biến nhất hiện nay

Để nuôi vịt siêu trứng, người ta thường chọn nuôi một số giống nhất định. Chúng tôi sẽ “điểm danh” một vài giống để bà con có thể lựa chọn nuôi vịt sau đây.

1.1. Vịt cỏ

Giống vịt này là một trong những giống vịt lâu đời nhất và  phổ biến nhất tại Việt Nam. Vì có trọng lượng nhỏ nên vịt cỏ thường được nuôi để lấy trứng hoặc lấy thịt (đối với vịt chạy đồng) theo thời vụ, ít người áp dụng kỹ thuật nuôi vịt siêu thịt với giống vịt này. Việc chọn vịt cỏ để nuôi vịt siêu trứng kết hợp với chạy đồng còn giúp bạn tiết kiệm chi phí chăn nuôi. Giống vịt cỏ này bắt đầu đẻ trứng khi chúng được 140 ngày tuổi. Thông thường thì nếu áp dụng đúng thuật nuôi vịt đẻ siêu trứng thì vịt có thể đạt sản lượng trứng lên tới 200 – 225 quả/ mái/ năm. Trứng  vịt cỏ có đặc điểm nhỏ nhưng tỷ lệ phôi cao. Khối lượng 64 – 65 gram/ quả.

1.2. Vịt CV 2000 Layer

Đây là giống vịt chuyên trứng có lông màu trắng tuyền, xuất xứ Vương Quốc Anh và nhập vào nước ta năm 1997. Giống vịt siêu trứng này bắt đầu đẻ trứng lúc chúng được 154 ngày tuổi và đạt trọng lượng khoảng 1,8 – 2 kg/ con. Vịt siêu trứng CV 2000 Layer có thể đạt đến 285 – 300 quả/ mái/ năm. Trứng vịt to, khối lượng 70 – 75 gram/ quả. Vịt CV 2000 Layer  có 2 dòng có triển vọng CVL1 và CVL4, thích hợp cho cả việc áp dụng kỹ thuật nuôi vịt đẻ siêu trứng nuôi nhốt hay chăn thả.

1.3. Vịt Khaki Campbell

Đây là giống vịt xuất xứ từ Anh quốc. Màu lông chủ yếu của giống vịt siêu trứng này là màu kaki. Ở con đực, đầu và cổ màu đen, chân và mỏ có màu xám nhạt. Kỹ thuật nuôi vịt đẻ siêu trứng với giống vịt này không quá khó. Chúng có thể cho sản lượng trứng lên đến 50-280 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 65-75 gram/ quả.Đặc biệt là trứng của giống vịt này có tỷ lệ phôi cao trên 90% nên khi ấp trứng thì tỷ lệ nuôi sống đạt trên 94%.

2. Kỹ thuật nuôi vịt đẻ siêu trứng

Có một số vấn đề bà con nên lưu ý trong kỹ thuật nuôi vịt đẻ siêu trứng để mang lại hiệu quả kinh tế cao với mô hình chăn nuôi này.

2.1. Chọn giống

Khi chọn giống thì dù là chọn giống vịt siêu trứng nào thì bà con cũng cần phải đảm bảo là vịt khỏe mạnh, không khô chân hay vẹo mỏ. Vịt phải hoạt động nhanh nhẹn, tinh anh. Bà con nên chọn một trong ba giống vịt cỏ, vịt CV 2000 Layer và vịt Khaki Campbell để có năng suất cao nhất.

2.2. Chuẩn bị chuồng trại nuôi vịt siêu trứng

Chuồng trại dùng đề nuôi vịt cần đảm bảo thuận tiện cho vịt tắm, thoáng mát, tốt nhất là gần bờ ao. Nuôi vịt siêu trứng bà con cần đảm bảo vịt có nơi ở khô ráo và thoáng mát vào mùa hè và ấm và mùa đông. Việc làm chuồng có thể sử dụng gạch, xi măng nhưng tốt nhất là phần mái chuồng nên dùng lá cọ để có hiệu quả thoáng mát cao. Nếu nuôi vịt siêu trứng theo phương pháp chăn thả, cần xây dựng sân chơi cho vịt.

Trong quá trình nuôi, bà con cầu chú ý tiến hành vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống của vịt, sát trùng, khử trùng thường xuyên để vịt siêu trứng có môi trường sống sạch sẽ, thuận lợi phát triển. Tiến hành phát quang, diệt chuột, các loại côn trùng khác xung quanh chuồng nuôi để không ảnh hưởng đến vịt.

2.3. Mật độ nuôi vịt siêu trứng

Mật độ nuôi vịt siêu trứng nên để khoảng 100 con vịt cho 20 m2 là hợp lý nhất. Đây được coi là mật độ thích hợp nhất để vịt siêu trứng lớn nhanh và cho trứng đều đặn.

2.4. Cho vịt siêu trứng ăn

Trong kỹ thuật nuôi vịt đẻ siêu trứng thì bà con nên chú ý khẩu phần ăn của vịt theo từng giai đoạn phát triển khác nhau để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Năng lượng cần cho một con vịt siêu trứng trong những giai đoạn phát triển khác nhau là khác nhau. Bạn có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc các loại thức ăn trong tự nhiên như bèo, đậu xanh,…

Đặc biệt là giai đoạn vịt đến thời kỳ đẻ trứng thì bà con cần cho vịt ăn no thì chất lượng trứng mới cao. Ở giai đoạn này, có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng bột hoặc dạng viên, phối trộn tỷ lệ thích hợp, khoảng 130 – 150 gram/ con/ ngày. Đối với mô hình nuôi vịt siêu đẻ chăn thả, bà con có thể cho vịt ăn thêm vào buổi chiều.

Cần chú ý, vịt là một loại thủy cầm cần cung cấp nước liên tục, cả ngày lẫn đêm. Bà con nên chuẩn bị nguồn nước trong và sạch sẵn sàng cung cấp cho vịt suốt cả ngày.

2.5. Chăm sóc và quản lý vịt

Hai yếu tố vô cùng quan trọng trong nuôi vịt siêu trứng vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nuôi là nhiệt độ và độ ẩm của chuồng vịt. Nhất là đối với giai đoạn gột vịt siêu trứng con, độ ẩm thích hợp nhất là 60 – 70 %. Trong ba ngày đầu, đảm bảo duy trì nhiệt độ chuồng từ 30 – 32 độ C. Sau đó giảm dần mỗi ngày giảm 1 độ cho đến khi nhiệt độ chuồng nuôi đạt 20 độ C. Khi phát hiện vịt chết, có dấu hiệu bị bệnh phải lập tức cách ly khỏi đàn và theo dõi, để tránh bệnh dịch lây lan.

Đối với vịt chăn thả hàng ngày, những ngày nắng nóng hoặc buổi trưa nên để vịt nghỉ ngơi ở những nơi có bóng râm, lều tạm ngoài đồng. Tùy vào tình trạng thức ăn ngoài thiên nhiên để tiến hành cho vịt ăn thêm, bổ sung dinh dưỡng.

2.6. Phòng bệnh cho vịt siêu trứng

Việc chú ý phòng bệnh cho vịt siêu trứng cũng là một yếu tố rất quan trọng. Khác với kỹ thuật nuôi vịt siêu thịt thì khi nuôi vịt lấy trứng, bà con có thể sử dụng thuốc sát trùng như crezin 3%, formol 2% hoặc vôi bột đựng trong hố hoặc khay để sát trùng phương tiện trước khi vào chuồng nuôi vịt để tránh vịt mắc các dịch bệnh. Ngoài ra thì cũng cần chú ý lịch tiêm phòng định kỳ để vịt có được sức đề kháng tốt nhất.

3. Những lưu ý khi thu nhặt trứng trong mô hình nuôi vịt siêu trứng

Để đảm bảo sản lượng trứng không bị hao hụt thì bà con cần chú đến thời gian thu nhặt trứng hiệu quả nhất. Vì vịt siêu trứng nói riêng và các loài vịt nói chung thường có thói quen đẻ vào ban đêm. Vì thế, thời gian để bà con thu nhặt trứng hợp lý nhất là từ 6 – 7 giờ sáng. Điều này giúp cho vịt không làm vỡ hay bẩn trứng.

Sau khi nhặt trứng thì bà con nên khử trừng trứng bằng dung dịch chuyên dụng và bảo quản trứng ở nơi khô thoáng, tránh khu vực có nhiệt độ quá cao sẽ làm trứng bị hư. Ngoài ra cũng phải tránh các động vật phá hại như: chuột, rắn …

Đặc biệt, ổ để vịt siêu trứng đẻ cần được làm trước thời gian vịt đẻ khoảng 2 tuần để vịt quen với ổ của mình. Trong kỹ thuật nuôi vịt đẻ siêu trứng thì việc làm ổ rất quan trọng. Ổ cần phải có chất độn và chất độn này phải được thay thường xuyên hàng tuần để đảm bảo vệ sinh.

Với kỹ thuật nuôi vịt đẻ siêu trứng trên đây thì bà con có thể yên tâm thực hiện mô hình chăn nuôi vịt siêu trứng này. Chắc chắn là bà con sẽ có được kết quả như những gì mà mình mong đợi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.